0

Điều trị rối loạn lưỡng cực như thế nào?| Safe and Sound

Theo các chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần, rối loạn lưỡng cực là một trong các chẩn đoán chăm sóc hành vi sức khoẻ đắt tiền nhất và thường bị chẩn đoán nhầm. Nếu không điều trị, rối loạn tâm lý này có thể dẫn tới những hành vi nguy hiểm, những mối quan hệ và sự nghiệp bị huỷ hoại hoặc thậm chí tự vẫn.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng thuốc

Các chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần cho biết, thuốc cân bằng cảm xúc, giúp giảm thiểu sự thay đổi tâm trạng, thường được kê toa cho người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực và có thể làm giảm cả hai giai đoạn hưng và trầm cảm.

Thuốc cân bằng cảm xúc lâu đời nhất là lithium (lithium carbonate). Lithium tương tác với chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, noradrenaline, glutamate và GABA, giúp cân bằng tính khí. Tuy nhiên, liều lithium quá cao có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như nôn, mửa, yếu cơ, mờ mắt hoặc ù tai. Vì vậy, người mắc chứng rối loạn lưỡng cực phải thường xuyên kiểm tra nồng đồ lithium có trong máu của họ để đảm bảo họ được dùng liều lượng thích hợp.

Ảnh 1: Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng thuốc

Thật không may, nhiều bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực không phản ứng với lithium. Hầu hết các bệnh nhân không phản ứng có các triệu chứng hỗn hợp của hưng cảm và trầm cảm hoặc lạm dụng chất cồn. Một hạn chế của lithium trong điều trị rối loạn lưỡng cực nữa là những tác dụng phụ của nó, bao gồm buồn nôn, các vấn đề về trí nhớ và suy giảm phối hợp. Nhiều bệnh nhân bỏ thuốc hoặc thất bại trong việc uống thuốc thường xuyên do các tác dụng phụ này.

Thuốc chống co giật được kê cho người mắc rối loạn lưỡng cực nào không phản ứng với lithium. Phổ biến nhất là Carbamazepine và axit Valporic. Cả hai đều có hiệu quả chống lại hưng cảm cấp và giảm tần số cũng như sự nghiêm trọng của mức độ tái phát. Axit valporic là dòng điều trị thuốc hàng đầu cho hỗn hợp hưng cảm. Tuy nhiên, chúng có thể có tác dụng phụ gây hại bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy cần được theo dõi cẩn thận.

Như đã đề cập ở trên, các bác sỹ tâm thần và chuyên gia tâm lý khẳng định về việc thuốc chống trầm cảm không phải là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, đôi khi nó được sử dụng cùng với những thuốc cân bằng cảm xúc. Các bác sĩ tâm thần phải cẩn thận khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực vì nó có thể gây sự chuyển đổi từ trầm cảm thành hưng phấn ở mức độ nhẹ hoặc giai đoạn hưng cảm. Khi sử dụng riêng biệt, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những ý nghĩ tự tử.

2. Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng liệu pháp CBT

Theo các chuyên gia tâm lý, CBT nhắm vào những lối suy nghĩ và hành vi có thể dẫn tới sự tái phát. Ví dụ, CBT thường tập trung vào việc chuyên gia tâm lý giúp người bệnh mắc rối loạn lưỡng cực theo lịch thuốc của mình, nhận ra các dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn khí sắc để tìm kiếm sự giúp đỡ thích hợp và điều chỉnh giấc ngủ (các chuyên gia tâm lý cho biết, thiếu ngủ có thể dẫn đến sự khởi đầu của giai đoạn khí sắc).

Ảnh 2: Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng liệu pháp CBT

3. Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng trị liệu điều hoà nhịp độ trong các mối quan hệ liên cá nhân và xã hội (IRSPT)

IRSPT tập trung vào việc chuyên gia tâm lý giúp người mắc rối loạn lưỡng cực tập trung vào việc xác định và giảm thiểu những nguồn căng thẳng từ xã hội, chẳng hạn như các cuộc xung đột trong các mối quan hệ hoặc hiệu suất làm việc giảm do ảnh hưởng của những giai đoạn khí sắc gây ra. Hình thức điều trị này cũng được các chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần nhấn mạnh sự điều độ trong cuộc sống hằng ngày, một điều đặc biệt quan trọng với bệnh nhân mắc rối loạn tâm lý này; bằng cách lập lịch những sự kiện trong ngày để giúp bệnh nhân đi ngủ và ăn ở cùng một thời điểm mỗi ngày.

Ảnh 3: Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng trị liệu điều hoá nhịp độ trong các mối quan hệ liên cá nhân và xã hội

: Điều trị rối loạn lưỡng cực như thế nào?| Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound